Theo đó, đầu số hotline được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động tư vấn, bán hàng và chăm sóc khách hàng, giúp doanh nghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp và mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Đầu số Hotline 1900 thường được sử dụng để tư vấn và bán hàng. 1900 sẽ tính cước cho người gọi đến là khách hàng. Cước phí cuộc gọi có thể dao động trong khoảng 1.000 - 15.000đ/phút tùy theo từng trường hợp đăng ký với nhà mạng.
Do vậy, trong lời chào mở đầu cuộc gọi, doanh nghiệp cần thông báo về giá cước cho khách hàng biết. Đây là quy định bắt buộc của nhà mạng nhằm thể hiện tính minh bạch về mức cước mà khách hàng phải chi trả cho mỗi phút cuộc gọi.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đầu số 1900 sẽ phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng để tư vấn, bán hàng, chăm sóc khách hàng,... Các lĩnh vực như tư vấn bảo hiểm, tư vấn du học, làm Visa, văn phòng luật,... hoàn toàn phù hợp để sử dụng đầu số này.
Đầu số 1800 thường được sử dụng để hỗ trợ và chăm sóc khách hàng. Khác với đầu số 1900, 1800 sẽ tính cước cho người nhận cuộc gọi là doanh nghiệp. Nếu khách hàng gọi từ thuê bao cố định thì cước phí là 545 đồng/phút, còn từ thuê bao di động toàn quốc là 850 đồng/phút (chưa bao gồm VAT).
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đầu số 1800 phù hợp với những doanh nghiệp có mong muốn kích thích nhu cầu liên hệ của khách hàng.
Trước đây đầu số di động thường được sử dụng cho mục đích cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay chúng đã được dùng để tích hợp vào tổng đài làm đầu số Hotline cho doanh nghiệp với mục đích tư vấn, bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Đầu số di động có thể tương tác 2 chiều với khách hàng và có khả năng kết nối nhiều cuộc gọi cùng lúc.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đầu số di động phù hợp với những doanh nghiệp muốn lựa chọn đầu số đẹp khi cần gọi đến khách hàng, mà không cần phụ thuộc vào bên đăng ký như đầu số 1900 hay 1800. Ngoài ra nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí thì có thể sử dụng nhiều đầu số để gọi nội mạng với khách hàng.
Đầu số cố định cho phép doanh nghiệp chỉ sử dụng một đầu số duy nhất đã đăng ký với nhà mạng. Đầu số này có chứa mã vùng cụ thể, ví dụ: Hà Nội là 024, Tp.HCM là 028,... Đầu số cố định có thể tương tác 2 chiều với khách hàng.
Ưu điểm:
Nhược điểm: Chi phí gọi liên tỉnh, gọi ngoại mạng, gọi quốc tế,... khá cao.
Đầu số cố định sẽ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô hoạt động trên khu vực tỉnh thành vì đầu số này sẽ giúp khách hàng dễ định hình và dễ nhớ hơn.
Trên đây là thông tin về 4 đầu số Hotline phổ biến trên thị trường. Doanh nghiệp có thể so sánh và lựa chọn đầu số thích hợp cho doanh nghiệp mình.
Có thể thấy, đầu số Hotline là một dịch vụ cần thiết để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tư vấn và chăm sóc khách hàng. Để đăng ký sở hữu số Hotline, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đăng ký đầu số Hotline
Bước 2: Lựa chọn tổng đài
Doanh nghiệp có thể thuê tổng đài Cloud, Call Center hoặc đầu tư tổng đài nội bộ IP PBX.
Bước 3: Chuẩn bị thiết bị đầu cuối
Để có thể sử dụng tổng đài, doanh nghiệp cần trang bị thêm các thiết bị đầu cuối như máy tính, điện thoại IP, phần mềm, Wifi,…
Bước 4: Triển khai và đưa đầu số vào hoạt động
Bạn cần thiết lập một số yếu tố cơ bản sau để có thể sử dụng tổng đài hiệu quả:
Trong vòng 3-5 ngày, nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ sẽ hoàn thành xong mọi thủ tục và lắp đặt tổng đài cho doanh nghiệp.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về đầu số Hotline và các tính năng liên quan. Hãy thường xuyên truy cập vào website Voice Brandname để cập nhật những tin tức mới mỗi tuần nhé!
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ Voice Brandname, doanh nghiệp có thể liên hệ VietGuys qua: